F hướng dẫn sử dụng đồng hồ đo (VOM) ~ ĐIỆN TỬ BẮC KẠN

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

hướng dẫn sử dụng đồng hồ đo (VOM)


1) Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM) 


Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.


Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.


2) Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.




Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC


Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.


Chú ý - chú ý :


Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !



Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ 

Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ
* Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .



Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim
tuy nhiên đồng hồ không hỏng

3) Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng. 

Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.


Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC


* Trường hợp để sai thang đo :


Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .




Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.


* Trường hợp để nhầm thang đo


Chú ý - chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!



Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện
khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !

Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện
áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!


4) Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng. 

Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.

  • Đo kiểm tra giá trị của điện trở

  • Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn

  • Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in

  • Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không

  • Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện

  • Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.

  • Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện

  • Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.


* Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.

4.1 - Đo điện trở : 


Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :



  • Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.



  • Bước 2 : Chuẩn bị đo .



  • Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đoVí dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm


  • Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.



  • Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.



  • Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.




4.2 - Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện


Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.




Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm


Phép đo tụ gốm trên cho ta biết :



  • Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo



  • Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ



  • Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.






Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá


Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.



  • Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )



  • Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.






5 - Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng. 

Cách 1 : Dùng thang đo dòng

Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau


  • Bươc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .

  • Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .

  • Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo

  • Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.

  • Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .


Cách 2 : Dùng thang đo áp DC

Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.

Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ? 


* Đọc giá trị điện áp AC và DCKhi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A


  • Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần



  • Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.



  • Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Design Blog, Make Online Money